Là biểu tượng cho sự ấm áp của mặt trời, cây ánh dương (hay còn gọi là cây hồng phát tài) được nhiều người lựa chọn với mong ước có được sự bình yên, ấm áp, hài hòa. Xem thông tin về cây đầy đủ dưới đây nhé.
I. Giới thiệu về cây Ánh dương

II. Đặc điểm của cây Ánh dương
- Hình dáng bên ngoài: Cây ánh dương nằm trong nhóm những cây lá màu, cây bụi mọc thưa. Chúng có thân dạng cột mảnh với đường kính cây khoảng 1 – 2 cm.
- Kích thước: Cây ánh dương có chiều cao trung bình khoảng 30 – 50 cm.
- Lá: Cây ánh dương là cây cho lá có màu sắc nổi bật, lá cây sẽ có màu đỏ tía khi còn non, sau đó dần chuyển sang xanh khi đã già. Lá của loại cây này thuôn dài với cách xếp lá hình hoa thị.
- Rễ : Rễ cây ánh dương thuộc loại rễ chùm hút nước.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Ánh dương
1. Ý nghĩa phong thủy
Như chính cái tên của mình, cây ánh dương mang mang ý nghĩa biểu tượng cho sự ấm áp và sức mạnh mặt trời, bởi vậy, nhiều người lựa chọn cây ánh dương với nguyện vọng đem lại những bình yên, may mắn và hòa thuận trong gia đình.
2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
- Cây ánh dướng với sắc đỏ tía đầy bắt mắt và độc đáo của lá nên sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn trồng cây nhằm tạo điểm nhấn, sự độc đáo cho sân vườn và ngôi nhà của bạn.
- Bên cạnh đó nhiều người còn dùng những cây ánh dương nhỏ để trồng vào chậu nhỏ để trang trí bàn làm việc, góc học tập, giúp tạo thêm sức sống cho không gian.
- Có thể nói, cây ánh dương thường được sử dụng để trồng viền để trang trí bồn hoa sân vườn, công viên, đường phố, xí nghiệp,… Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều để tạo lối đi hay những đường nét ranh giới cho các khu vực.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Ánh dương
1. Cách trồng cây
Người ta thường chọn mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để nhân giống cây bởi khi đó cây sẽ nhanh mọc rễ mới và sớm cho chồi non. Với cây ánh dưỡng có rất nhiều cách nhân giống như là: chiết cành, giâm hom và tách bụi.
Với phương pháp nhân giống bằng giâm cành, ban đầu người ta sẽ lựa chọn những đoạn cành hom giống, sau đó sẽ cắt thành từng đoạn với chiều dài khoảng 18-20 cm. Rồi tiếp đó tiến hành ghim hom giống vừa cắt xuống nơi đất xốp và có đầy đủ độ ẩm hoặc ghim ngay nơi dự tính sẽ trồng cây làm viền. Sau khi trồng cần thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm và có thể tận dụng trồng cây vào mùa mưa.
Cành hom giống của cây ánh dương sau khoảng 15 – 20 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện những mầm lá mới. Cần phải nhổ bỏ và loại ngay những cành hom có dấu hiệu bị đen do bị ngập úng hoặc thiếu nước mà bị chết.

Phương pháp tách bụi cây ánh dương từ cây mẹ giúp là phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rẽ phát triển tốt.
Với khả năng giữ được tính ưu việt của cây mẹ và có bộ rễ phát triển tốt nên nhân giống bằng cách tách bụi cây ánh dương được áp dụng nhiều nhất trong các phương pháp.
Người ta thường áp dụng hại cách làm sau khi dùng phương pháp tách bui, đó là: Một là sẽ đào cả cây lên, để rễ lộ ra ngoài, sau đó tiến hàng cắt các bộ phân rễ cây con rời ra từ cây mẹ. Cách làm này vẫn đảm bảo được bộ rễ và cây mẹ không bị ảnh hưởng gì. Hai là chỉ đào bên cạnh cây mẹ, sau đó cắt lấy cây con và đem đi trồng.
Người ta thường sẽ dùng giỏ tre để nuôi trồng cây ánh dương thay vì các thùng hay chậu nhựa, bởi giỏ tre không những bảo vệ môi trường mà còn dễ dàng tháo gỡ khi mang trồng cây trong các công trình.
2. Cách chăm sóc cây
Đất: Mặc dù không hề kén đất và rất dễ trồng cùng như chăm sóc, nhưng để cây ánh dương phát triển thuận lợi thì bạn nên chọn đất trồng giàu chất hữu cơ và tơi xốp.
Nước: Cây ánh dương thuộc loại cây ưa ẩm, bởi vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây để đất trồng luôn ẩm. Tuy nhiên không nên tưới quá khiến đất bị ngập úng, không còn độ thoáng.
Ánh sáng: Nên trồng cây ở những nơi nhiều ánh sáng để giúp lá cây luôn óng đẹp.
Phân bón: Nên bón phân định kì NPK 2 tháng 1 lần và bổ sung phân hữu cơ cho đất.
Trả lời