Cây Huyết Dụ

Hầu như trong sân vườn của mỗi gia đình đều có cây huyết dụ, màu sắc chủ đạo của cây là màu đỏ tía (màu của máu). Đây là màu mang ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy đến với mọi người cũng như đem lại hiệu quả tốt trong chữa bệnh nên cây được trồng rộng rãi khắp châu Á.

I. Tổng quan về cây huyết dụ

  • Tên thường gọi: Cây huyết dụ 
  • Tên gọi khác: Cây thiết dụ, cây long huyết, phát dụ
  • Tên tiếng anh: Palm lily tree, Flaming dragon tree
  • Tên khoa học: Cordyline terminalis.
  • Họ thực vật: Cây huyết dụ thuộc họ huyết dụ (Asteliaceae)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ châu Á (Ấn Độ, Malaysia, Úc..)
  • Phân bố: Cây huyết dụ mọc tự nhiên ở khắp nơi từ Bắc Vào Nam và được trồng rộng rãi để làm cảnh cũng như làm thuốc chữa bệnh.
  • Tuổi thọ: Cây sống lâu năm
  • Màu sắc của hoa: Cây huyết dụ có nhiều chủng loại giống nhưng có 3 loài hoa đẹp sau đây: chủng hoa màu mận chín, chủng hoa màu xanh và chủng hoa màu tím nhạt.
Cây Huyết Dụ
Cây huyết dụ mọc tự nhiên ở khắp nơi từ Bắc Vào Nam và được trồng rộng rãi để làm cảnh cũng như làm thuốc chữa bệnh.

II . Đặc điểm về cây huyết dụ

  • Hình dáng bên ngoài: Cây huyết dụ là cây thân gỗ mềm mọc theo bụi, toàn thân cây có màu đỏ tím trên thân có nhiều đốt sẹo do giống cây thuộc họ cau dừa do vết lá rụng để lại.
  • Kích thước: Cây huyết dụ cao trung bình từ 1 – 3m, đường kính chỉ khoảng 1 – 2cm
  • Cành: Cây huyết dụ rất ít phân cành nhánh, chỉ mọc một thân từ rễ lên.
  • Lá: Lá huyết dụ chỉ mọc tập trung trên ngọn xếp đều thành hai dãy. Lá to có hình lưỡi kiếm dài khoảng 30 – 50cm, rộng 8 – 15cm tùy vào chủng loại giống mà lá có màu sắc khác nhau. Có loại lá to bản, ngắn màu đỏ đậm ở cả hai mặt, có loại lá sọc xanh sọc đỏ, có loại lá nhỏ hẹp phiến lá màu xanh đậm và bóng ở mặt trên đỏ tía ở mặt dưới.   
  • Hoa: Hoa huyết dụ có dụng chùy thưa phân nhiều nhánh hoa được mọc ra ở cuối (ngọn) của các thân cây, mỗi nhánh hoa dài chừng 20 – 40cm màu xanh hoặc màu tím nhạt hoặc màu mận chín tùy vào từng giống cây.   
  • Quả: Quả huyết dụ có dạng hình cầu nhỏ mọng và bóng như viên bi, màu đỏ giống như màu của lá, mùa hoa và quả bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2. 
Xem thêm:  Các loại cây trồng trong công viên phổ biến nhất hiện nay

III. Công dụng và ý nghĩa của cây huyết dụ

1. Ý nghĩa phong thủy

Toàn thân cây huyết dụ có màu đỏ tía, đây không chỉ là màu mang mang lại may mắn là thần giữ của mà trồng cây trong nhà còn có tác dụng xua đuổi tà ma. Giữ cho gia đình gia chủ yên ấm tránh được những tai ương, điềm gở. Giúp gia tăng vượng khí, công việc thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc.

2. Tác dụng

  • Tác dụng chữa bệnh

Bộ phận thường dùng của cây huyết dụ là lá, có thể dùng lá phơi khô hoặc lá tươi tùy theo từng bài thuốc và mức độ của bệnh. Theo Đông y,  lá huyết dụ có vị hơi đắng, tính mát, hầu như không có tác dụng phụ đối với người dùng thuốc. 

Lá huyết dụ sao khô hoặc dùng tươi có công dụng bổ máu, giúp tán ứ máu khi bầm tím, cầm máu, kinh nguyệt nhiều, băng huyết, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng… Đặc biệt, lá còn kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng chữa chứng ho ra máu trong bệnh Lao phổi.

3. Tác dụng trang trí, làm cảnh

Cây huyết dụ có dáng mảnh đẹp, toàn thân màu đỏ tím ngoài công dụng chữa bệnh ra còn được trồng để làm cảnh trang trí cho sân vườn thêm nhiều màu sắc.

Cây có thể trồng trong chậu trang trí nội thất và trồng ngoài đất làm cảnh ở ở sân vườn và ở các nơi khác như: đường phố, vườn hoa, công viên, vườn thuốc nam của bệnh viện, trường học, quán cà phê…

Xem thêm:  Cây Agao
Tìm hiểu về cây Huyết Dụ
Trồng cây trong nhà còn có tác dụng xua đuổi tà ma

IV. Cách trồng và chăm sóc cây huyết dụ 

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống – chọn giống

Cây huyết dụ được nhân giống bằng cách rất đơn giản là giâm cành. Cành được chọn là cành vừa phải, không bị tổn thương ở phần thân cây cũng như bị sâu bệnh hoặc bị thối gốc rễ và có thể cắm được cả cành già. 

Cắt cây huyết dụ thành từng đoạn dài khoảng 20 – 30cm, vặt bỏ lá rồi nhúng hoặc bôi thuốc kích thích ra rễ vào đoạn gốc trước khi giâm cành.

  • Đất trồng

Cây huyết dụ không kén chọn đất có thể trồng trên mọi loại đất trừ đất đã bị nhiễm độc nặng và nhiễm mặn. Để cây sinh trưởng tốt nhất cần chọn đất thịt pha cát hoặc đất cát phù sa ven sông trộn đều với mùn cưa hoặc trấu mục và phân bò, dê. Đảo đều với nhau rồi phơi khô dưới nắng không để bị vón cục làm rễ chậm phát triển. 

Nếu giâm cành huyết dụ trong chậu, cần xúc hỗn hợp đất trên vào bầu, nếu trồng ngoài đất cần cuốc hố rồi lót phân chuồng như trên khoảng 0,5kg/1 hố trồng.

  • Cách trồng

Tiến hành giâm ngay khi đã chuẩn bị xong đất và giống cây huyết dụ, chỉ cần cắm đoạn gốc xuống bầu sâu khoảng 10 – 15cm, mỗi bầu có thể cắm 2 – 3 đoạn tùy đoạn cành giâm to hay nhỏ. Tưới nước đẫm rồi để bầu cây nơi bóng râm bán phần hoặc làm giàn lưới che nắng, khi đã ra chồi nên bỏ lưới che.

Xem thêm:  Cây Địa Lan

2. Cách chăm sóc

Ánh sáng: Cây huyết dụ cần ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng không quá gay gắt, đối với cây non mới giâm hoặc trồng nên làm giàn che khi nhiệt độ từ 35 độ C trở lên.

Nhiệt độ: Cây huyết dụ sinh trưởng tốt nhất trong khung nhiệt từ 20 – 30 độ C, nhiệt độ thấp nhất không nên xuống dưới 10 độ C làm cây ngừng sinh trưởng.

Nước:  Cây huyết dụ cần nhu cầu nước trung bình, chỉ tưới khi đất quá khô, có thể tưới một lần được 2 – 3 ngày mới cần tưới lại. 

Phân bón: Khi đã lên chồi non, tưới phân hữu cơ dạng nước cho cây huyết dụ hoặc tưới phân vi lượng. Khi cây đã trồng lâu ngày mà không thay đất, có thể pha phân hữu cơ Nova Gap giúp kích thích ra rễ mới, giải độc và làm tơi xốp đất. Ngoài ra, có thể bón thêm phân hạt chậm tan rồi vùi đất tránh bị rửa trôi khi mưa hoặc bị bốc hơi khi nắng.

Sâu bệnh: Cây huyết dụ hầu như không có bệnh gây hại chỉ có các loài sâu ăn lá và chồi non. Loại này cần bắt bằng tay khi sâu mới xuất hiện, không nên phun thuốc trừ sâu bởi sẽ tác động đến sức khỏe của người dùng thuốc. 

Cây huyết dụ là cây cảnh và cũng là cây dược liệu rất tốt và gần gũi với mỗi gia đình. Mỗi gia đình hãy trồng thêm loại cây này để sử dụng mỗi khi cần thiết nhé.

5/5 – (4 bình chọn)
«
»

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *